Tìm kiếm việc làm hiệu quả dưới góc nhìn của marketing

Tầm quan trọng của tiếp thị (marketing)

Tiếp thị nó tồn tại trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Bạn biết khi nào thì mua một món hàng, mua ở đâu.

Đối với các tổ chức, tiếp thị là mạch máu. Nếu không có tiếp thị, dù sản phẩm hay dịch vụ có tốt đến mức nào thì tổ chức sẽ thất bại. Không có tiếp thị thì không ai biết đến sản phẩm của bạn…

Đọc thêm Tiếp thị liên kết (kiếm tiền online) để hiểu thêm 1 loại hình khác.

Bài viết tìm kiếm việc làm 1 cách hiệu quả dưới lăng kính marketing hy vọng đóng góp thêm thông tin cho các bạn.

Trong cái thời đại mà người tìm việc đông như quân nguyên, thì người tìm việc thành công là người hiểu giá trị của tiếp thị nhất. Họ áp dụng những nguyên tắc marketing vào quá trình tìm việc để bán thành công sản phẩm (là chính họ)

Có người chẳng bao giờ làm marketing, không hiểu thuật ngữ marketing. Nhưng họ là bậc thầy trong ứng dụng nó vào tìm việc làm.

Trước khi đọc tiếp, chúng ta cần phải thống nhất là tiếp thị không phải là bán hàng. Bán hàng chỉ là 1 phần nhỏ của tiếp thị mà thôi.

Việc “bán mình” cho các công ty khi săn việc chắc chắn quan trọng rồi, nhưng bài này sẽ bàn nhiều về nhiều khía cạnh hơn

 

Lập kế hoạch nghề nghiệp

Làm gì cũng vậy, lúc nào cũng phải có kế hoạch. Tìm việc làm cũng vậy. Trước khi tìm việc, bạn thử trả lời các câu hỏi sau:

  • Bạn đã ở đâu và đang ở đâu và tương lai sẽ về đâu nếu bạn không làm gì?
  • Bạn muốn sự nghiệp của bạn về đâu?
  • Làm thế nào để bạn đến nơi bạn muốn?
  • Làm cách nào để chuyển đổi kế hoạch bằng lời của bạn thành các bước hành động?
  • Nếu bạn không thành công, bạn có kế hoạch thay thế không?
  • Nghiên cứu thị trường nghề nghiệp cho người tìm việc

Binh pháp có nói, biết người biết ta, trăm trận trăm thắng.

Điều quan trọng là bạn phải khám phá và hiểu được xu thế trong lĩnh vực nghề của bạn. Thứ 2 là thu thập thông tin chi tiết về các công ty bạn muốn làm việc. Việc tìm hiểu này, người ta gọi là nghiên cứu thị trường.

Để phát hiện xu thế trong lĩnh vực nghề cụ thể, bạn cần xem các báo cáo liên quan đến nghề nghiệp đó. Vd: xu thế của sinh viên quốc tế đến NZ dự kiến sẽ giảm vì luật thay đổi. Vậy bạn sẽ có kế hoạch tránh đi làm việc cho các trường học có nhiều học sinh quốc tế.

Việc đọc các báo cáo giúp bạn tìm hiểu về yêu cầu nghề nghiệp, vùng nào nên đi làm…

Một công cụ nghiên cứu khác là phỏng vấn lấy thông tin. Bạn xin hẹn với một chuyên gia, một người hiểu biết trong lĩnh vực đó để tìm hiểu. Nếu không biết làm cách nào thì xem Career Hacking

Hiểu biết về nơi bạn tìm việc cũng là 1 yếu tố thành công. Chẳng phải ngẫu nghiên mà các công ty hay hỏi ứng viên là biết gì về công ty họ. Các thông tin này không những giúp bạn viết thư xin việc  mà còn có ích khi được mời phỏng vấn xin việc.

Chiến lược tiếp thị hổn hợp (marketing mix)

Phần “biết người” ta đã tìm hiểu ở phần trên, đây là phần “biết ta” có gì và làm thế nào.

Phần còn lại của bài viết này tập trung vào tiếp thị 4 P , còn được gọi là kết hợp tiếp thị. The 4 P bao gồm sản phẩm, khuyến mãi, địa điểm và giá cả. Các yếu tố tiếp thị hỗn hợp là các yếu tố có thể kiểm soát được sử dụng để đạt được mục tiêu của tổ chức – hoặc vì nó liên quan đến người tìm việc, các yếu tố có thể kiểm soát được sử dụng để đạt được thành công tìm kiếm công việc của bạn.

Sản phẩm – Product

Bạn chính là sản phẩm cho chiến dịch tiếp thị này. Bạn có gì nổi bật giữa những ứng viên – trong con mắt của các nhà tuyển dụng?

Cái “gì” này nó có thể là tính cánh, tố chất, kỹ năng, kinh nghiệm làm việc, thái độ…Trong marketing, người ta gọi nó là Unique Selling Position (USP)

Điều gì khiến bạn khác biệt so với bất kỳ người tìm việc nào khác đăng ký cùng một công việc? Thành tích của bạn là gì (đừng nhầm với nhiệm vụ hoặc chức danh công việc)? Bạn có ích như thế nào đối với nhà tuyển dụng? Bạn có thể nói về USP của bạn trong 15 từ (hoặc ít hơn) được không?

Dù bạn có hấp dẫn đến mức nào, nhà tuyển dụng có thể không nhận ra và đánh giá cao bạn trừ khi bạn đã định vị chính xác mình trên thị trường việc làm. Bài xây dựng thương hiệu cá nhân có thể giúp ích cho bạn.

Như bạn biết đó, tại New Zealand hay nhiều nước khác, nhà tuyển dụng thường sử dụng công cụ Application Tracking System (ATS) để lọc ứng viên từ ban đầu. Bạn muốn lọt vào vòng phỏng vấn thì tham khảo bài ATS của Jobscan. Tôi sẽ viết bài hướng dẫn trong thời gian tới.

Định vị (positioning) là một quá trình xây dựng nhận thức cho người mua

  • Xác định 1 số yêu cầu của vị trí tuyển dụng. Lợi thế cạnh tranh của bạn cho nhà tuyển dụng tiềm năng là gì?
  • Lựa chọn các lợi thế cạnh tranh phù hợp – các nhà tuyển dụng khác nhau tìm kiếm các thế mạnh và kỹ năng khác nhau.
  • Truyền thông hiệu quả đến người mua. Làm thế nào bạn có thể xây dựng một thông điệp truyền thông thành công? Xem các công cụ quảng cáo bên dưới.

Sản phẩm muốn bắt mắt phải được đóng gói cẩn thận và đẹp đẻ. Tiếp thị bản thân cũng cần như thế. Bạn thể hiện gì trong CV, cách thể hiện như thế nào. Điều gì nên đề cập, cái gì không…

định vị bản thân qua cv

Quảng cáo – Promotion (sales, khuyến mại…)

Đây là một phần rất quan trọng. Trong một số trường hợp, quảng cáo là phần quan trọng nhất. Sức mạnh các công cụ quảng cáo quyết định chiến dịch của bạn.

Trong lĩnh vực việc làm, các tài liệu quảng cáo là thư xin việc, SYLL, cuộc gọi điện thoại và phỏng vấn. Công cụ quảng cáo bao gồm bất kỳ thứ gì bạn có thể sử dụng để nhận cuộc phỏng vấn xin việc và cuối cùng nhận được lời mời làm việc.

Bạn đã dành bao nhiêu thời gian để đánh bóng các công cụ quảng cáo này? Bạn có một sơ yếu lý lịch không, có điểm gì cần phải tránh không?  Bạn có Cover letter xin việc không? Kỹ năng phỏng vấn của bạn như thế nào? Bạn có những gì để có thể “bán thân” chưa?

Cho dù bạn có sản phẩm tốt, có USP ngon, nếu bạn không thể cho người thuê bạn biết, bạn sẽ không có công việc

Phân phối (Place)

Kênh phân phối đôi khi bị các công ty bỏ qua, hoặc không sử dụng triệt để. Tôi nhận thấy cá nhân đơn lẻ (học sinh của tôi) cũng thế.

Kênh phân phối của bạn là “tập hợp các cá nhân”, những người sẽ giúp bạn phân phối sản phẩm (bạn) cho người tiêu dùng (công ty thuê bạn).

Vậy kênh phân phối trong tìm việc làm là tất cả các phương pháp bạn đang sử dụng để phổ biến các công cụ quảng cáo của bạn trong việc tìm kiếm một công việc mới. Kênh phân phối bao gồm:

  • Đăng tuyển dụng / Quảng cáo tuyển dụng
  • Gọi điện trực tiếp cho công ty
  • Networking với người trong ngành
  • Tìm việc trên Web
  • Các văn phòng hướng nghiệp ở trường (nếu còn đi học)
  • Headhunter/Recruiter/Executive Search hay bất kỳ tên gọi nào, miễn họ giúp bạn có việc.

tiếp thị tìm việc làm

Trong các kênh này, kênh nào là quan trọng & hiệu quả nhất.

Hầu hết các chuyên gia cho rằng networking là rất quan trọng đối với việc tìm kiếm công việc thành công. Tiếng việt nôm na là có quan hệ rộng. Quan hệ với nhiều thành phần, nhiều ngành (cùng hay khác nghề không quan trọng). Đặc biệt là bạn phải biết sử dụng nó để tạo lợi thế của bạn khi bạn tìm việc làm.

Tôi có anh bạn (mà tôi thường lấy ví dụ trong các bài viết) rất giỏi networking. Thông qua linkedin, bạn này kết giao với rất nhiều thành phần máu mặt ở NZ. Rồi tự tạo ra 1 số lý do để các công ty đó tuyển dụng anh ta. Ai không biết tận dụng linkedin để tìm việc thì có thể học ở đây

Giá bán – Price

Cái gì cũng có giá của nó và bạn cũng vậy. Theo quan điểm tiếp thị, đó là việc xác định giá trị cảm nhận của các mặt hàng trong một cuộc trao đổi.

Đối với người tìm việc, việc xác định giá bao gồm:

  • tất cả các khoản bạn mong nhận được từ nhà tuyển dụng,
  • các chiến lược bạn cần tuân theo để có được mức giá bạn muốn –
  • và người sử dụng lao động cảm thấy bạn xứng đáng với giá đó.

thuong luongMuốn biết giá cạnh tranh ra sao, bạn cần phải tìm các vị trí tương đương, công ty tương đương để có bức tranh tổng quát. Xem lại mục nghiên cứu thị trường ở trên.

Nhiều bạn chỉ tập trung vào tiền lương, nhưng gói thu nhập của bạn có thể có thêm:

  • Bảo hiểm y tế
  • % Tăng lương hàng năm, Tiền thưởng, Trả thêm giờ
  • Bảo hiểm nhân thọ, thương tật, tai nạn
  • Các ngày nghỉ thêm không bao gồm trong luật định
  • Chia sẻ lợi nhuận
  • Cổ phiếu ESOP
  • Tài trợ học phí cho bạn học cao hơn; con bạn
  • Tài trợ tiền nhà
  • Câu lạc bộ sức khỏe
  • Chăm sóc phụ thuộc
  • Bãi đậu xe, đi lại, hoàn trả chi phí

Cuối cùng, những người tìm việc cần phải biết các chiến lược và chiến thuật chính của thương lượng lương – biết khi nào cần nói về tiền lương, số tiền yêu cầu, và làm thế nào để có được những gì bạn muốn.

Kết luận

Sau cùng là chuẩn bị tài liệu tiếp thị quan trọng nhất: sơ yếu lý lịch của bạn và thư xin việc. Bạn nên theo học các khóa học này để tăng cường khả năng tìm việc, nhất là các bạn không sống tại VN.

Các bài viết liên quan khác

Spread the love
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Leave a Comment

Scroll to Top
Scroll to Top