Nếu luật việc làm thay đổi, 44000 sinh viên quốc tế sẽ không đến NZ?

Luật việc làm sau khi tốt nghiệp có thay đổi?

Vào tháng 4/2018, chính phủ NZ đề xuất 1 chính sách mới hạn chế việc làm sau khi tốt nghiệp.

Tháng 6, chính phủ thông báo rộng rãi để các bên liên quan có ý kiến. Tôi có 1 dòng “Học Bachelor là OK hết” trong group facebook “Kinh Nghiệm New Zealand” (Bạn phải join vào mới đọc được)

Tôi viết bài “Cất tiếng nói về quyền làm việc sau khi học tại New Zealand”; nếu bạn nào đã làm, xin cho biết trong mục comment.

Dự kiến tháng 8/2018, luật này sẽ được thực thi. Và trong một diễn biến khác, bài báo “Drop of 44,000 international students forecast if work visa rule change goes ahead” xuất hiện ngày 6/7/18. [Cập nhật: luật đã chính thức ra, có hiệu lực từ 26/11/2018, học bachelor sẽ được cấp 3 năm visa làm việc]

Thú vị, là bài báo trích dẫn ý kiến của Clare Bradley, CEO của trường Aspire2. Bà Clare dự đoán lượng sinh viên quốc tế sẽ giảm khoảng 44k mỗi năm. Đáng kể là bà cũng dự báo trường của bà sẽ giảm 90% học sinh.

Không chỉ riêng bà Clare, tôi cho rằng rất nhiều trường tư nhân PTE đều rất lo sợ chính sách này. Hầu hết các trường tư chỉ dạy diploma 5, 6, 7, postgraduate level 8. Nếu chính sách việc làm kia được thực hiện, tức là học xong chương trình này không được cấp visa làm việc.

Theo số liệu của education count, thì số liệu du sinh quốc tế là 121,735 người. Đây là số liệu chung của cả ngành giáo dục, tức là gồm cả học sinh phổ thông. Mỗi năm số visa được cấp mới là gần 50,000, được phân như hình sau.

số lượng sinh viên được cấp visa

(Nguồn ảnh)

Vậy 44,000 học sinh giảm có phải là số dự báo khách quan?

Trước khi bàn thêm, chúng ta nhìn xem hình dưới (Nguồn). Tổng số học sinh  đăng ký học tại trường tư thục chỉ khoảng 27,000. Trong số này, gần 20% là đến NZ học tiếng Anh, rồi dự bị đại học…Tức là trong trường hợp xóa xổ 100%, thì lượng sinh viên bị ảnh hưởng không thể nào đạt 44,000

sinh viên trường tư thục

Đóng góp cho nền kinh tế của khối tư nhân chỉ hơn 569 triệu nzd, 12% tổng số xuất khẩu giáo dục. Số này là muỗi.

Bà Clare cũng bảo rằng chi phí trung bình cho 1 học sinh là 30-40,000 nzd. Theo tôi, số này hơi ảo. Ví dụ Diploma in Business level 7 của trường Edenz là $12600 mà rất nhiều học sinh còn bảo là mắc so với các trường khác. Chi phí ăn  ở 1 năm ở NZ theo yêu cầu là 15,000, đây là chi phí yêu cầu sống trong điều kiện sung túc.

Thực tế sinh viên quốc tế sống ra sao?

  • 2 người chung 1 phòng, chi phí thuê phòng mỗi người 150$. Ăn uống: $70/tuần. 1 năm tốn khoản 11,500. Chơi bời nhảy múa thêm $2000
  • Chuyện học sinh của 1 quốc gia đông dân kia ở 1 phòng 3-4 người; ăn bánh mỳ $1 hay Domino Pizza giá $2.5 (2 người share 1 cái). Tỷ lệ của học sinh này chiếm 1/3 tổng lượng sinh viên trên kia.
  • Có người ngày đầu vừa đến trường đòi hướng dẫn cách đi làm kiếm tiền.
  • Số này rất đông, nên không thể có chuyện chi phí trung bình 1 người là 30-40000 được.

Sinh viên đại học (tức là học cử nhân) có bị ảnh hưởng không?

Ôi dào, họ còn mong chính sách này được thực thi sớm sớm.

  • Cái lợi là họ vừa được visa sau khi làm việc 3 năm thay vì 1 năm, rồi gia hạn, rồi phụ thuộc như hiện nay.
  • Khỏi phải cạnh tranh với mấy chục ngàn học sinh học diploma từ trường tư. Dễ tìm việc hơn

Chính sách mới (nếu có) sẽ gây bất lợi của người này, nhưng sẽ có lợi cho người khác. Cuộc sống là thế.

Sinh viên trường ITP (học viện kỹ thuật) có bị ảnh hưởng không?

Bài báo 44000 cho biết là trường Unitec đang gặp khó khăn tài chính trầm trọng. Một số trường khác gặp khó khăn vì sụt giảm sinh viên.

Theo dự báo của KPMG (xem thêm trong facebook group Kinh Nghiệm New Zealand), 10/16 trường bị lỗ chổng vó.

Nếu chính sách việc làm này được thông qua, thì các trường ITP sẽ gặp khó khăn hơn.

Ai quản lý hiệu quả hơn sẽ tồn tại.

Học sinh Việt Nam chúng ta phải làm gì?

Số lượng du học sinh VN đang đứng thứ 9 tại NZ với khoảng 1894 học sinh vào tháng 6/2017.

So với Úc hay Canada, thì số lượng học sinh đến NZ quá ít, và không đáng kể.

Tuy nhiên cửa Úc & Can cũng đang dần hẹp lại, nên có thể sắp tới sẽ có 1 làn sóng sang NZ. Nhưng làn sóng này sẽ được sàng lọc kỹ hơn.

Đoạn này rất quan trọng, nhưng chưa có ở đâu nói, và tôi muốn bôi đỏ để nhắc nhở các bạn “NZQA sẽ nâng yêu cầu tiếng Anh đầu vào lên 6.0 thay vì 5.5 như hiện tại.” Đây là cách để nâng chất lượng học sinh đầu vào, đảm bảo đầu ra. Có 1 thực tế là học sinh có IELTS 5.5 nhưng không viết nổi bài tập.

Sẽ không còn cửa để bạn qua học 1 năm, kiếm visa làm việc 1 năm, rồi tính chuyện định cư nữa. Người NZ không chào đón những học sinh như thế này nữa. Phải nhìn thẳng vào điểm đó, để tính chuyện đường dài hơn.

Bạn chỉ nên học cử nhân (bachelor) trở lên mà thôi. Còn ngành gì thì tùy thuộc vào sở thích của bạn. Trường nào thì tùy ngân sách cũng như học lực của bạn.

Ở Auckland, chỉ có duy nhất 2 trường tư có các chương trình bachelor. Tất nhiên, họ cũng sẽ mất 1 lượng học sinh diploma level 5, 6, 7, nhưng dù sao vẫn có chương trình cử nhân bù lại.

Trường Edenz thì có Bachelor of Applied Management; Bachelor of Applied Art (Film hoặc Digital Media); AIS thì có cử nhân du lịch…

Spread the love
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Leave a Comment

Scroll to Top
Scroll to Top